Mệnh đề quan hệ (RELATIVE CLAUSE)

Tiếp nối chuỗi chủ đề về những mảng kiến thức ngữ pháp trong tiếng Anh. Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn một chủ điểm ngữ pháp khá phổ biến trong tiếng Anh đó chính là mệnh đề quan hệ (relative clause). Để hiểu hơn thì các bạn cùng theo dõi bài viết chi tiết phía dưới nhé!

Mệnh đề quan hệ trong tiếng anh

1. Mệnh đề quan hệ là gì?

Mệnh đề quan hệ (relative clause) là một mệnh đề phụ được kết nối với mệnh đề chính trong câu bởi các đại từ quan hệ (who, whom, whose, which, that) hoặc là các trạng từ quan hệ (when, why, where), các đại từ, trạng từ quan hệ thường đứng sau danh từ, đại từ trong câu để bổ nghĩa cho các đại từ, danh từ đó.

Ví dụ: The woman who lived here before us is a romantic novelist

(Người phụ nữ sống ở đây trước khi chúng ta là một tiểu bang lãng mạn)

=> Ở đây chúng ta có thể thấy rằng, đại từ quan hệ who đi với mệnh đề quan hệ phía sau là who lived here before us là mệnh đề bổ nghĩa cho danh từ phía trước là “the woman”

2. Phân loại mệnh đề quan hệ

Trong tiếng Anh, có 2 loại mệnh đề quan hệ là mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clause) và mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining relative clause)

2.1 Mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clause)

– Khái niệm: Mệnh đề quan hệ xác định (defining relative clause) là loại mệnh đề dùng để xác định danh từ phía trước nó, cung cấp những thông tin cần thiết cho danh từ hoặc cụm danh từ, nếu không có mệnh đề này thì câu sẽ bị tối nghĩa, không có ý nghĩa. Mệnh đề này được sử dụng khi danh từ là danh từ không xác định và chúng ta không dùng dấu phẩy để ngắn cách mệnh đề này với danh từ và mệnh đề chính

Ví dụ: The girl who is wearing a yellow dress is my sister

(Cô gái đang mặc một chiếc váy màu vàng là chị gái của tôi)

2.2 Mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining relative clause)

Khái niệm: Mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining relative clause) là loại mệnh đề cung cấp thêm thông tin cho sự vật, nếu không có mệnh đề này trong câu thì cũng không ảnh hưởng đến nghĩa của câu, câu vẫn đủ nghĩa

Mệnh đề quan hệ không xác định (non-defining relative clause) được sử dụng với danh từ xác định, mệnh đề này được ngăn cách với mệnh đề chính bằng dấu phẩy, dấu gạch ngang.

2.3 Đại từ quan hệ (Relative Pronouns) 

Khái niệm: Đại từ quan hệ (Relative Pronouns) là những từ được dùng để nối mệnh đề quan hệ với mệnh đề chính trong câu

– Chức năng của đại từ quan hệ. Đại từ quan hệ trong tiếng Anh có các chức năng chính dưới đây:

  • Làm nhiệm vụ cho mệnh đề phía sau nó
  • Thay thế cho danh từ đứng phía trước nó
  • Có nhiệm vụ liên kết hai mệnh đề trong câu

a) Đại từ quan hệ WHO

– Đại từ quan hệ WHO dùng để thay thế cho người trong câu và thường đứng ở vị trí chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu

Cấu trúc: …N (danh từ chỉ người) +WHO + V + O…

Ví dụ: The man who sang in John’s party last night is my brother

(Người đàn ông người mà hát trong bữa tiệc tối qua của John là anh trai của tôi)

b) Đại từ quan hệ WHICH

– Đại từ quan hệ WHICH được dùng để thay thế cho đồ vật, động vật trong câu và thường đứng ở vị trí làm chủ ngữ, tân ngữ trong câu

Cấu trúc: … N (danh từ chỉ vật) + WHICH + V + O…

Ví dụ: The house which they stayed at last night is Mary’s house (

Ngôi nhà mà họ ở lại tối qua là nhà của Mary)

c) Đại từ quan hệ WHOSE

– Đại từ quan hệ WHOSE là đại từ quan hệ chỉ sự sở hữu của cả người và vật trong câu

Cấu trúc:… N (người/ vật) + whose + N + V (động từ)…

Ví dụ: The woman whose son went to the library with us yesterday is a teacher

(Người phụ nữ mà con trai của cô ấy đi cùng chúng tôi đến thư viện ngày hôm qua là một giáo viên)

d) Đại từ quan hệ WHOM

– Đại từ quan hệ WHOM là đại từ quan hệ dùng để thay thế cho người trong câu, đóng vai trò là một tân ngữ trong câu

Cấu trúc: S + V + O + WHOM + Clause (S + V) + (O)

Ví dụ: That is the man whom we met in the meeting last week very nice

(Đó chính là người đàn ông người mà chúng tôi gặp ở cuộc họp cuối tuần trước rất là tử tế)

Lưu ý: Đại từ quan hệ WHO có thể thay thế cho WHOM nhưng WHOM thì không thay thế được cho WHO

e) Đại từ quan hệ THAT

Có thể thấy rằng THAT là đại từ quan hệ đa năng nhất trong các đại từ quan hệ của tiếng Anh. Đại từquan hệ THAT có thể làm chủ ngữ hoặc tân ngữ trong câu, có thể vừa thay thế cho người hoặc vật trong tiếng Anh

Các trường hợp chúng ta sử dụng THAT trong mệnh đề qua hệ:

  • Dùng THAT khi đi sau hình thức so sánh hơn nhất
  • Dùng THAT khi danh từ phía trước nó bao gồm cả người và vật
  • Dùng THAT khi đi sau các đại từ bất định, đại từ chỉ số lượng, đại từ phủ định như anyone, someone, somebody…
  • Dùng THAT khi đi sau một số từ: first, only, last…

Các trường hợp chúng ta không sử dụng đại từ quan hệ THAT

  • Chúng ta không sử dụng THAT khi đi sau các giới từ
  • Chúng ta không sử dụng THAT trong các mệnh đề quan hệ không xác định

2.4 Trạng từ quan hệ (Relative Adverbs)

– Trạng từ quan hệ (Relative Adverbs) là những từ được sử dụng để thay thế cho đại từ và giới từ trong câu

a) Trạng từ quan hệ WHERE

– Là trạng từ quan hệ thay thế cho từ hoặc cụm từ chỉ nơi chốn, địa điểm trong câu

Cấu trúc: …N (danh từ chỉ nơi chốn) + WHERE + Clause (S + V)…

Ví dụ: This is a school where we are studying

(Đây là trường học nơi mà chúng tôi đang theo học)

Lưu ý: WHERE có thể tương đương với on which, in which hoặc at which

b) Trạng từ quan hệ WHY

– Trạng từ quan hệ WHY dùng để đại diện cho mệnh đề quan hệ chỉ lý do, trạng từ quan hệ WHY thường thay thế cho cụm từ for the reason, for that reason

Cấu trúc: N (lí do) + WHY + Clause (S + V)

Ví dụ: I have no idea why she asked me to go out

(Tôi không biết tại sao cô ấy ngỏ lời đề nghị tôi ra ngoài)

c) Trạng từ quan hệ WHEN

– Trạng từ quan hệ WHEN dùng để thay thế cho từ, cụm từ chỉ thời gian

Cấu trúc: N (chỉ thời gian) + WHEN + Clause (S + V)…

Lưu ý: WHEN có thể thay thế bằng các cụm từ  on which, in which, at which

Ví dụ: The last time when i saw him, he looked very handsome

(Lần cuối cùng tôi nhìn thấy anh ấy, anh ấy trông rất đẹp trai)

Mệnh đề quan hệ rút gọn

2.5 Mệnh đề quan hệ rút gọn (Reduce Relative Clauses)

a) Rút gọn mệnh đề quan hệ khi địa từ quan hệ là chủ ngữ của mệnh đề chủ động

Trong trường hợp đại từ quan hệ của mệnh đề quan hệ là chủ ngữ ở dạng chủ động thì ta có thể lược bỏ đại từ quan hệ, bao gồm cả động từ to be nếu có và chuyển động từ chính trong câu về dạng Ving

Ví dụ: The woman who stands at the door is my teacher (Người phụ nữ đứng ở cửa là giáo viên của tôi)

=> The woman standing at the door is my teacher

b) Rút gọn mệnh đề quan hệ khi địa từ quan hệ là chủ ngữ của mệnh đề bị động

Trong trường hợp đại từ quan hệ của mệnh đề quan hệ là chủ ngữ ở dạng bị động thì ta có thể lược bỏ đại từ quan hệ, bao gồm cả động từ to be nếu có và chuyển động từ chính trong câu về dạng phân từ hai (VpII)

Ví dụ: The novels which were written by Nam Cao are interesting (Các tiểu thuyết được viết bởi Nam Cao rất thú vị)

=> The novels written by Nam Cao are interesting.

c) Trường hợp theo sau đại từ quan hệ là to be và danh từ hoặc cụm danh từ

Trong trường hợp theo sau đại từ quan hệ là to be và danh từ hoặc cụm danh từ thì ta tiến hành loại bỏ đại từ quan hệ và to be

Ví dụ: My grandmother, who is old and sick, never goes out of the house (Bà tôi, người già và ốm yếu, không bao giờ ra khỏi nhà)

=> My grandmother, old and sick, never goes out of the house.

Lời kết: Trên đây là những chia sẻ giúp các bạn hiểu hơn về mệnh đề quan hệ (relative clause) trong tiếng Anh. Hi vọng nó có thể giúp bạn trong quá trình học tiếng Anh, đặc biệt là ở các bài thi viết trong tiếng Anh. Chúc các bạn học tốt, hẹn gặp ở bài cấu trúc enjoy sau nha!