Mệnh đề trạng ngữ ( Adverbial Clauses )

Tiếp nối những chủ đề ngữ pháp cơ bản trong tiếng Anh, bài viết hôm nay sẽ hướng dẫn các bạn tìm hiểu một chủ đề khá phổ biến trong tiếng Anh. Đó chính là chủ đề về mệnh đề trạng từ (adverbial clause) trong tiếng Anh. Các bạn cùng theo dõi bài viết dưới để hiểu rõ hơn về mệnh đề trạng ngữ nhé!

Mệnh đề trạng ngữ trong tiếng anh

1. Mệnh đề trạng ngữ là gì?

Mệnh đề trạng ngữ (adverbial clauses) là một mệnh đề phụ trong câu, đóng vai trò là một trạng ngữ trong câu nhằm bổ nghĩa cho mệnh đề chính, động từ, tính từ, trạng từ trong câu thông qua các liên từ

Vì bản chất của mệnh đề trạng từ là mệnh đề phụ, nó bổ nghĩa, bổ sung thông tin trong câu do đó mệnh đề trạng từ không thể đứng độc lập, không thể diễn đạt ý nghĩa một cách hoàn chỉnh mà phải liên kết với mệnh đề chính bằng một mối liên hệ nào đó. Điều đó đồng nghĩa với việc mệnh đề trạng từ phải đi cùng với một mệnh đề chính trong câu\

2. Vị trí của mệnh đề trạng ngữ trong câu

Tùy vào từng mệnh đề trạng ngữ khác nhau mà chúng cũng xuất hiện ở những vị trí khác nhau trong câu. Do vậy, khi sử dụng các mệnh đề trạng ngữ khác nhau thì chúng ta cần chú ý đến vị trí phù hợp cho mệnh đề trạng ngữ đó. Chúng ta sẽ tìm hiểu vị trí của mệnh đề trạng ngữ thông qua các dạng mệnh đề trạng ngữ cụ thể ở phần sau

3. Dạng thức của mệnh đề trạng ngữ trong câu

Chúng ta sẽ sử dụng dấu phẩy để ngăn cách giữa mệnh đề trạng từ và mệnh đề chính trong câu khi mệnh đề trạng từ đứng ở vị trí đầu câu

Mệnh đề trạng ngữ được giới thiệu bởi các liên từ trong câu như although (mặc dù), though, if (nếu), because (bởi vì), so that (do đó), until (cho đến khi), as (khi)…

Thì của động từ thì tuân theo nguyên tắc thời của động từ trong câu.

Phân loại mệnh đề trạng ngữ

4. Phân loại

Trong tiếng Anh, chúng ta có 8 mệnh đề trạng ngữ phổ biến dưới đây:

4.1 Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian

Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian là mệnh đề dùng để miêu tả mối tương quan về mặt thời gian giữa 2 mệnh đề trong câu

Mệnh đề trạng ngữ chỉ thời gian thường bắt đầu bằng các từ sau đây:

  • When (khi mà)
  • While (trong khi)
  • As (khi mà)
  • Since (từ khi)
  • Before (trước khi)
  • After (sau khi)
  • As soon as (ngay khi mà)
  • By the time (tính đến lúc)
  • Till / Until (mãi cho đến khi)
  • Just as (ngay khi)
  • Whenever (bất cứ khi nào)
  • As long as (chừng nào mà)
  • No sooner… than… (vừa mới… thì đã)
  • Hardly… when (vừa mới… thì đã)

Ví dụ: By the time she left the shop she had spent all of her money on clothes

(Khi cô rời khỏi cửa hàng, cô đã tiêu hết tiền cho quần áo)

4.2 Mệnh đề trạng ngữ chỉ nơi chốn

  • Where (ở đâu)
  • Everywhere (bất cứ mọi nơi)
  • Wherever (bất cứ đâu)
  • Anywhere (bất cứ đâu)

Ví dụ: There’s a night safe outside the bank, so you can deposit money whenever you wish.

(Có một đêm an toàn bên ngoài ngân hàng, vì vậy bạn có thể gửi tiền bất cứ khi nào bạn muốn)

4.3 Mệnh đề trạng ngữ chỉ cách thức

  • As if / as though (cứ như thể là)
  • As (như)

Ví dụ: Kate tells me as though she knows a lot about them

(Kate nói với tôi như thể cô ấy biết rất nhiều về họ)

4.4 Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện

Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện dùng để miêu tả điều kiện cho mệnh đề chính

Mệnh đề trạng ngữ chỉ điều kiện thường bắt đầu bằng các liên từ sau:

  • If (Nếu)
  • As / as long as (miễn là)
  • Unless (trừ khi)

4.5 Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích

Mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích thường được dùng để diễn tả mục đích cho mệnh đề chính

Các liên từ thường được dùng ở mệnh đề trạng ngữ chỉ mục đích là:

  • So (để)
  • So that (để)
  • In case (đề phòng, phòng trường hợp)
  • In order that (để mà)

Ví dụ: In case of meeting my brother, you can ask him for advice.

(Trong trường hợp gặp anh trai tôi, bạn có thể hỏi anh ấy cho lời khuyên)

4.6 Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân dùng để diễn tả nguyên nhân dẫn đến sự vật, hiện tượng

Mệnh đề trạng ngữ chỉ nguyên nhân thường đi cùng một số liên từ có nghĩa là bởi vì như sau:

  • Because
  • Cause
  • As
  • For
  • Due to / because of the fact that

Ví dụ: I almost missed my flight because there was a long queue in the duty-free shop.

(Tôi gần như đã bỏ lỡ chuyến bay của mình vì có một hàng dài trong cửa hàng miễn thuế)

4.7 Mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả

Các liên từ thường dùng cho mệnh đề trạng ngữ chỉ kết quả là:

  • So (do đó, vì vậy)
  • Therefore, As a result, as a consequence + S + V
  • So + tính từ / trạng từ + that (Thế nào đến nỗi mà)
  • Such + mao từ (a / an) + danh từ (noun) + that (quá đến nỗi mà)

Ví dụ: We were unable to get funding and therefore had to abandon the project.

(Chúng tôi không thể nhận được tài trợ và do đó phải từ bỏ dự án)

4.8 Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ 

Mệnh đề trạng ngữ chỉ sự nhượng bộ dùng để diễn tả sự trái ngược, tương phản giữa các mệnh đề trong câu

  • Although / though (mặc dù)
  • Whereas (trong khi)
  • No matter (mặc dù, cho dù)

Rút gọn mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

5. Rút gọn mệnh đề trạng ngữ trong tiếng Anh

Để có thể rút gọn mệnh đề trạng từ trong tiếng Anh, chúng ta cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Hai mệnh đề trong câu bắt buộc phải cùng một chủ ngữ
  • Trong câu phải có liên từ nối giữa các mệnh đề

Khi đã đáp ứng được các điều kiện ở phía trên thì chúng ta có thể tiến hành rút gọn mệnh đề trạng ngữ bằng cách lược bỏ chủ ngữ của một mệnh đề và chuyển động từ trong câu về dạng Ving

Có 2 hình thức rút gọn mệnh đề trạng ngữ là ở dạng chủ động và dạng bị động

  • Ở dạng chủ động, khi rút gọn mệnh đề trạng ngữ thì ta có thể tiến hành lược bỏ chủ ngữ, động từ thì chuyển sang dạng Ving hoặc nếu động từ là to be thì chuyển thành being. Trong một số trường hợp, chúng ta cũng có thể lược bỏ cả chủ ngữ và liên từ
  • Ở dạng bị động thì chúng ta cũng lược bỏ chủ ngữ như bình thường, động từ to be thì thành being và phía sau động từ chính vẫn ở dạng Ved / VPII. Thêm vào đó, chúng ta cũng có thể lược bỏ cả being và giữ lại liên từ cùng Ved / VPII

Ví dụ: When he came to the counter of pay he found that he had neither cash nor his credit card with him

(Khi anh ta đến quầy lương, anh ta thấy rằng anh ta không có tiền mặt cũng như thẻ tín dụng của anh ta với anh ta)

=> Coming to the counter of pay he found that he had neither cash nor his credit card with him

Lời kết: Trên đây là những chia sẻ nhằm giúp các bạn hiểu hơn về mệnh đề trạng từ (adverbial clause) trong tiếng Anh. Hi vọng nó sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình học tiếng Anh. Chúc các bạn thành công, hẹn gặp ở bài viết cấu trúc if … then tiếp theo!